Nho khô là một trong những món ăn vặt ngon và được nhiều người yêu thích. Vậy nho khô có tốt cho sức khỏe không? Tiêu thụ nho khô ở mức độ vừa phải, chúng là một thực phẩm lành mạnh. Cùng tìm hiểu 14 lợi ích của nho khô đối với sức khỏe trong bài viết dưới đây nhé.

Contents
- 1 Tìm hiểu về nho khô
- 2 14 lợi ích của nho khô đối với sức khỏe
- 2.1 1. Nho khô giúp ngừa ung thư
- 2.2 2. Tốt cho tim mạch
- 2.3 3. Nho khô giúp ngừa thiếu máu
- 2.4 4. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
- 2.5 5. Nho khô giúp bảo vệ mắt
- 2.6 6. Ngăn ngừa các bệnh về răng
- 2.7 7. Nho khô giúp cân bằng axit dạ dày
- 2.8 8. Hỗ trợ tiêu hóa
- 2.9 9. Ngăn ngừa loãng xương
- 2.10 10. Tăng cường sức khỏe làn da
- 2.11 11. Cải thiện đời sống tình dục của bạn
- 2.12 12. Ngăn ngừa nhiễm trùng
- 2.13 13. Quản lý cân nặng
- 2.14 14. Bảo vệ gan
- 3 Một số thông tin khác về nho khô
Tìm hiểu về nho khô
Nho khô là gì?
Nho khô cũng có thể được dùng như một món ăn nhẹ hoặc đồ ăn vặt hoặc cũng có thể dùng làm topping cho các món sữa chua hay ngũ cốc. Nhìn chung, khi mọi người tiêu thụ nho khô một cách điều độ thì chúng là một thực phẩm tốt cho sức khỏe, dễ ăn và có thể bổ sung vào các món ăn trong chế độ ăn uống. Nho khô là một nguồn cung cấp dinh dưỡng thiết yếu, khoáng chất và năng lượng dưới dạng calo và đường.
Giá trị dinh dưỡng của nho khô
Một khẩu phần nho khô điển hình chứa 129 calo và 1,42g protein.
Nho khô là loại nho tươi đã được phơi khô, là quả của cây vitis vinifera. Do đó, hàm lượng dinh dưỡng của chúng sẽ tương đương với nho tươi.
Tuy nhiên, một số trường hợp ngoại lệ. Trong khi cả hai đều là nguồn cung cấp một số chất chống oxy hóa tốt, nho khô có thể chứa hàm lượng cao hơn nho tươi. Điều này là do quá trình làm khô bảo tồn các chất chống oxy hóa. Sấy khô cũng làm giảm đáng kể hàm lượng vitamin C.
Kích thước khẩu phần nho khô điển hình là khoảng 1 ounce, lon nhỏ, hoặc khoảng 40-50g
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), thành phần dinh dưỡng cho một khẩu phần này là:
Lượng calo: 129; Chất đạm: 1,42g; Chất béo: 0,11g; Carbohydrate: 34,11g; Đường: 28,03g; Chất xơ: 1,9g.
Cùng với một số vitamin và khoáng chất quý giá, bao gồm:
Vitamin C: 1 miligam (mg); Canxi: 27mg; Sắt: 0,77mg; Magie: 15mg; Kali: 320mg; Phốt pho: 42mg; Natri: 11mg.
Nho khô có hàm lượng chất chống oxy hóa và phenol rất cao so với các loại trái cây khô phổ biến khác.
Cụ thể, nho khô là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tốt được gọi là glycoside flavonol và axit phenolic, và chúng có giá trị ORAC khoảng 3.400. ORAC là viết tắt của Oxygen Radical Absorbance Capacity là khả năng hấp thụ gốc oxy và phản ánh giá trị chống oxy hóa của thực phẩm.
Cần lưu ý rằng mặc dù các loại chất chống oxy hóa và điểm ORAC của trái cây là cần thiết, nhưng điều quan trọng là các chất chống oxy hóa này phải tương thích sinh học, nghĩa là cơ thể có thể sử dụng chúng một cách dễ dàng.

14 lợi ích của nho khô đối với sức khỏe
1. Nho khô giúp ngừa ung thư
Theo Bác sĩ Tuyết Mai trong nho khô chứa một hàm lượng chất chống oxy hóa cao, các chất này có khả năng ngăn ngừa các gốc tự do gây tổn thương tế bào. Các gốc tự do là tác nhân chính gây ra sự phát triển của các tế bào ung thư, đó là lý do tại sao ăn nho khô có thể tránh được ung thư.

2. Tốt cho tim mạch
Theo các nguyên cứu tại Trường đại học Tim Mạch Mỹ, trong nho khô chứa nhiều chất chống oxy hóa và các dưỡng chất thực vật giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính như bệnh tim, đột quỵ và đồng thời giúp làm giảm huyết áp.

3. Nho khô giúp ngừa thiếu máu
Trong nho khô chứa hàm lượng lớn chất sắt, đây là chất rất cần thiết cho việc sản xuất các tế bào hồng cầu và mang oxy đến cung cấp cho các bộ phận khác nhau của cơ thể. Vì vậy ăn nho khô có thể bổ sung thêm sắt và ngăn ngừa thiếu máu cho cơ thể.

4. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Đối với các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thì nho khô là một lựa chọn cho món ăn vặt rất lành mạnh và bổ dưỡng. Việc sử dụng nho khô có thể không làm tăng đường trong máu mà còn có khả năng giúp làm giảm nồng độ glucose trong máu, ngăn ngừa và phòng giảm bệnh tiểu đường.

5. Nho khô giúp bảo vệ mắt
Trong nho khô chứa hàm lượng khá cao polyphenol, đây là một loại chất chống oxy hóa giúp bảo vệ mắt khỏi tổn thương gốc tự do. Việc này làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng hay cận thị.

6. Ngăn ngừa các bệnh về răng
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng cho thấy, các loại hóa chất thực vật có trong nho khô có khả năng hỗ trợ răng lợi khỏe mạnh bằng cách tiêu diệt vi khuẩn trong miệng và làm giảm nguy cơ sâu răng.

7. Nho khô giúp cân bằng axit dạ dày
Nho khô chứa một lượng khá cao các chất như sắt, đồng, kẽm và magie, những chất này giúp cân bằng nồng độ axit trong dạ dày của bạn luôn trong trạng thái tốt nhất.
8. Hỗ trợ tiêu hóa
Trong nho khô có nhiều chất xơ nên việc sử dụng nho khô mỗi ngày sẽ giúp kích thích dạ dày và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

9. Ngăn ngừa loãng xương
Nho khô chứa nhiều canxi, đây là một khoáng chất thiết yếu rất cần thiết cho xương và răng khỏe mạnh.

10. Tăng cường sức khỏe làn da
Các chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng quan trọng có trong nho khô như kẽm và vitamin C có khả năng giúp giữ cho các tế bào da trẻ và trì hoãn quá trình lão hóa.

11. Cải thiện đời sống tình dục của bạn
12. Ngăn ngừa nhiễm trùng

13. Quản lý cân nặng
14. Bảo vệ gan

Một số thông tin khác về nho khô
ăn nho khô mỗi ngày
Theo nhiều nghiên cứu trong đông y, nho khô vốn có tính bình nên nho khô có tác dụng thông thủy, trừ lạnh, phong thấp, tăng cường trí nhớ và sức khỏe. Đây được xem là món ăn vặt không chỉ thơm ngon, hấp dẫn mà còn rất có lợi, có thể thay thế cho bánh kẹo, socola, ..
Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều nho khô trong ngày hoặc thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Mặc dù nho có chất xơ làm chậm quá trình này, nhưng carbohydrate đơn thường sẽ làm tăng lượng đường trong máu của bạn nhanh hơn so với carbohydrate phức tạp (loại có trong rau và ngũ cốc nguyên hạt).
Một quả nho chứa 1 gam carbohydrate, có nghĩa là cứ 15 quả nho được tính là một khẩu phần trái cây. Để tránh ăn quá nhiều, tốt nhất bạn nên ăn 15 quả nho khô mỗi ngày.

Những người không nên ăn nho khô
Nên ăn nho khô hay nho tươi?

Cách sử dụng nho khô
- Dùng làm lớp phủ cho bánh yến mạch.
- Kết hợp với salad hạnh nhân để có một bữa ăn nhẹ nhàng, tràn đầy năng lượng
- Và nhiều món khác, tùy theo khả năng của bạn